Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Đào tạo Thạc sĩ Công nghệ Thông tin

1. GIỚI THIỆU CHUNG

     Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật thông tin phụ trách.

     Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật căn cứ trên sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của ngành học, đối chiếu với các chương trình đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng như một số đại học khác trong khu vực và trên thế giới.

1.1 Mục tiêu đào tạo

     Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành CNTT nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành CNTT; tăng cường kiến thức liên ngành giữa ngành CNTT và các ngành khác; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học nhất định về ngành CNTT và kỹ năng vận dụng kiến thức để nghiên cứu, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành CNTT.

     Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực CNTT, mục tiêu của chương trình đào tạo cao học ngành CNTT là đào tạo các thạc sĩ phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức tổng quan và phương pháp nghiên cứu về CNTT; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện, và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu; có khả năng truyền thụ kiến thức CNTT.

1.2 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ:

  • Làm việc tại doanh nghiệp (CTO, CIO, CEO, Senior Engineer,...);
  • Nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển;
  • Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lí các dự án công nghệ thông tin trong cơ quan, doanh nghiệp;
  • Có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển;
  • Giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành CNTT;
  • Có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.

1.3 Hình thức và thời gian đào tạo

  • Loại hình đào tạo: chính quy.
  • Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung kết hợp sử dụng công nghệ đào tạo trực tuyến gồm các phần kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Chương trình đào tạo chia làm hai định hướng:
    • Định hướng nghiên cứu (gọi tắt là ĐHNC): cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành CNTT và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành CNTT; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ CNTT.
    • Định hướng ứng dụng (gọi tắt là ĐHƯD) giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành CNTT vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức.
  • Thời gian đào tạo: 02 năm.

2. CHUẨN ĐẦU RA

     Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học thạc sĩ ngành CNTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (ký hiệu LO – Learning Outcomes) sau:

2.1 Về kiến thức

  • LO 1: Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành so với chương trình đào tạo bậc đại học ngành CNTT theo hướng ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới.
  • LO 2: Có khả năng tư duy hệ thống, khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như nghiên cứu, phát triển, mô phỏng, thiết kế và hiện thực các ứng dụng cũng như hệ thống trong lĩnh vực CNTT.
  • LO 3: Có khả năng đảm trách tốt nhiệm vụ của một chuyên gia ngành Công nghệ thông tin như CTO (Chief Technical Officer), CIO (Chief Information Officer), CEO (Chief Executive Officer), Senior Engineer; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, vị trí giảng dạy tại các trường kỹ thuật chuyên ngành, và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu ở bậc Tiến sĩ.
  • LO 4: Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình CNTT. Có khả năng khảo sát, phân tích, đánh giá và giải quyết các vần đề về CNTT trong các cơ quan, công ty.

2.2 Về kỹ năng

  • LO 5: Có kỹ thuật, kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính qui luật.
  • LO 6: Có khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào trong các dự án, công trình CNTT. Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thí nghiệm những giải pháp mới.
  • LO 7: Có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề về CNTT.

2.3 Về phẩm chất, thái độ

  • LO 8: Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.
  • LO 9: Có ý thức học tập suốt đời, làm việc khoa học.

2.4 Về năng lực

  • LO 10: Có năng lực cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các công nghệ mới về CNTT, học tập suốt đời;
  • LO 11: Có năng lực nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT;
  • LO 12: Đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, vị trí giảng dạy tại các trường có ngành CNTT, và có khả năng phát triển nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ.
  • LO 13: Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn được đào tạo, đề xuất những sáng kiến có giá trị.
  • LO 14: Có năng lực thích nghi với môi trường cạnh tranh cao.
  • LO 15: Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề lớn, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn. Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch.
  • LO 16: Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1 Các khối kiến thức

Bảng tóm tắt khái quát các khối kiến thức chương trình đào tạo:

KHỐI KIẾN THỨC

Loại Chương Trình

ĐHNC

ĐHƯD

Kiến thức chung

Triết học

7 tín chỉ

7 tín chỉ

Toán học

Kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành

Kiến thức cơ sở

11 tín chỉ

11 tín chỉ

Kiến thức chuyên ngành

27 tín chỉ

32 tín chỉ

Tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp

15 tín chỉ

10 tín chỉ

Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa

60 tín chỉ

60 tín chỉ

3.2 Khung chương trình

STT

Mã MH

Tên môn học

Số tín chỉ

TC

LT

TH

I. Kiến thức chung

7

1.

PH2001

Triết học

3

3

0

2.

MA2001

Toán học

4

3

1

II. Kiến thức cơ sở (Chọn tối thiểu 11 tín chỉ)

≥ 11

3.

IT2001

Phương pháp NCKH trong CNTT

2

2

0

4.

IT2002

Công nghệ phần mềm tiên tiến

3

2

1

5.

IT2003

Công nghệ mạng và truyền thông hiện đại

3

2

1

6.

IT2004

Công nghệ máy tính hiện đại

3

2

1

7.

IT2005

Quản lý hệ thống CNTT

3

2

1

III. Kiến thức chuyên ngành

Nếu chọn ĐHNC phải chọn tối thiểu 27 tín chỉ     

Nếu chọn ĐHƯD phải chọn tối thiểu 32 tín chỉ

ĐHNC

ĐHƯD

≥ 27

≥ 32

 

A. Nhóm môn học về An ninh Thông tin

8.

IT2006

An toàn và bảo mật thông tin

3

2

1

9.

IT2007

Các chủ đề nâng cao trong An ninh máy tính

3

2

1

10.

IT2028

An toàn mạng không dây di động

3

2

1

11.

IT2009

Phân tích an ninh cho các giao thức mạng

3

2

1

12.

IT2010

Pháp chứng số trên máy tính và mạng

3

2

1

13.

IT2025

Lý thuyết thông tin

3

2

1

14.

IT2029

Các kỹ thuật phân tích mã độc nâng cao

3

2

1

 

B. Nhóm môn học về Công nghệ Thông tin và Quản lý

15.

IT2011

Cơ sở dữ liệu nâng cao

3

2

1

16.

IT2030

Hệ thống thông tin địa lý nâng cao

3

2

1

17.

IT2031

Hệ hỗ trợ quyết định

3

2

1

18.

IT2015

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

3

2

1

 

C. Nhóm môn học về Hệ thống nhúng

19.

IT2018

Lập trình hệ thống với Java

3

2

1

20.

IT2019

Tương tác người - máy

3

2

1

21.

IT2020

Các hệ thống nhúng

3

2

1

22.

IT2021

Xử lý tín hiệu số nâng cao

3

2

1

23.

IT2032

Công nghệ Internet of things hiện đại

3

2

1

24.

IT2033

Ẩn thông tin trên dữ liệu số và ứng dụng

3

2

1

IV. Luận văn tốt nghiệp (chọn luận văn theo hướng nghiên cứu hoặc luận văn theo hướng ứng dụng)

25.

IT2022

Luận văn theo hướng nghiên cứu

15

15

0

26.

IT2023

Luận văn theo hướng ứng dụng

10

10

0

TỔNG CỘNG

≥ 60

Chú ý:

  • Có thể chọn môn cơ sở chuyển thành môn chuyên ngành sau khi đã tích lũy 11 tín chỉ.
  • Các môn cơ sở/chuyên ngành có thể được bổ sung thông qua hội đồng khoa học tư vấn của đơn vị chuyên môn.
  • Các môn chuyên ngành có thể chọn trong CTĐT Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tối đa là 10 tín chỉ.

4. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MẪU

     Thời gian hoạt động giảng dạy trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hai học kỳ chính trong mỗi năm học và học kỳ hè của trường, có sự phục vụ của thư viện và các đơn vị liên quan.

     Toàn bộ chương trình thực hiện trong 24 tháng (tính luôn thời gian bảo vệ luận văn) và được chia làm 5 giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn I, II, III, IV: khoảng 4 tháng/giai đoạn.
  • Giai đoạn V: khoảng 7 tháng.

STT

Mã MH

Tên môn học

Số tín chỉ

Giai đoạn

TC

LT

TH

I. Kiến thức chung

7

 

1.

PH2001

Triết học

3

3

0

I

2.

MA2001

Toán học cho CNTT

4

3

1

I

II. Kiến thức cơ sở (áp dụng chung cho 2 định hướng, mở 4/5 môn học sao cho tối thiểu 11 tín chỉ)

≥ 11

 

3.

IT2001

Phương pháp NCKH trong CNTT

2

2

0

I

4.

IT2002

Công nghệ phần mềm tiên tiến

3

2

1

I

5.

IT2003

Công nghệ mạng và truyền thông hiện đại

3

2

1

II

6.

IT2004

Công nghệ máy tính hiện đại

3

2

1

II

7.

IT2005

Quản lý hệ thống CNTT

3

2

1

II

II. Kiến thức chuyên ngành (chọn ĐHNC hoặc ĐHƯD)

ĐHNC

ĐHƯD

 

≥ 27

≥ 32

8.

 

Môn học tự chọn thứ 1

 

 

 

II

9.

 

Môn học tự chọn thứ 2

 

 

 

II

10.

 

Môn học tự chọn thứ 3

 

 

 

III

11.

 

Môn học tự chọn thứ 4

 

 

 

III

12.

 

Môn học tự chọn thứ 5

 

 

 

III

13.

 

Môn học tự chọn thứ 6

 

 

 

III

14.

 

Môn học tự chọn thứ 7

 

 

 

IV

15.

 

Môn học tự chọn thứ 8

 

 

 

IV

16.

 

Môn học tự chọn thứ 9

 

 

 

IV

17.

 

Môn học tự chọn thứ 10(nếu chọn ĐHƯD)

 

 

 

IV

18.

 

Môn học tự chọn thứ 11(nếu chọn ĐHƯD)

 

 

 

V

III. Tốt nghiệp

ĐHNC

ĐHƯD

 

19.

IT2022

Luận văn theo hướng nghiên cứu

15

15

0

V

20.

IT2023

Luận văn theo hướng ứng dụng

10

10

0

Tổng cộng số tín chỉ tích lũy toàn khóa

≥ 60

 

Chú ý:

  • Môn học tự chọn thứ 1, 2, 3 … sẽ do đơn vị chuyên môn định hướng, chọn môn học dựa trên kết quả khảo sát của học viên mỗi khóa.
  • Sau khi kết thúc phần Kiến thức cơ sở sẽ có các buổi giới thiệu, định hướng, hướng dẫn học viên chọn định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng.

5. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Để đủ điều kiện tốt nghiệp học viên cần đạt những yêu cầu sau:

- Định hướng nghiên cứu: số tín chỉ ít nhất phải tích lũy là 60 tín chỉ, trong đó:

  • Kiến thức chung: 7 tín chỉ.
  • Kiến thức cơ sở ngành: tối thiểu 11 tín chỉ.
  • Kiến thức chuyên ngành: tối thiểu 27 tín chỉ.
  • hải có ít nhất một bài báo khoa học được chấp nhận đăng.
  • Bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp 15 tín chỉ

- Định hướng ứng dụng: số tín chỉ ít nhất phải tích lũy là: 60 tín chỉ, trong đó:

  • Kiến thức chung: 7 tín chỉ.
  • Kiến thức cơ sở ngành: tối thiểu 11 tín chỉ.
  • Kiến thức chuyên ngành: tối thiểu 32 tín chỉ.
  • Bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp 10 tín chỉ

- Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh theo quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.