Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Đào tạo Tiến sĩ Công nghệ Thông tin

1. GIỚI THIỆU CHUNG

     Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật Thông tin phụ trách.

     Chương trình đào tạo được cập nhật căn cứ trên sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của ngành học, đối chiếu với các chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc lĩnh vực CNTT tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng như một số đại học khác trong khu vực và trên thế giới.

1.1 Mục tiêu đào tạo

     Mục tiêu chung của chương trình đào tạo tiến sĩ  CNTT là đào tạo những nhà khoa học trong lĩnh vực CNTT có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có tư duy khoa học, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn NCKH, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành.

1.2 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo

     Chương trình đào tạo tiến sĩ CNTT được xây dựng theo định hướng tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học (NHD) và đơn vị chuyên môn (ĐVCM) phụ trách; coi trọng rèn luyện phương pháp, thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.

     Chương trình được thiết kế và xây dựng dựa trên:

  • Tham khảo các chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của các trường thành viên Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh và Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
  • Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết giữa ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Công nghệ Sydney.
  • Tham khảo chương trình đào tạo sau đại học ngành CNTT của các trường Đại học trên thế giới như:
  • Virginia Tech University, USA
  • University of Technology, Sydney
  • Queensland University of Technology, Australia

1.3 Phương thức và thời gian đào tạo

     Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp là 5 năm tập trung liên tục.

     Trường hợp NCS không theo học tập trung liên tục được và được Trường chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của NCS phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định trên, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong trường hợp này thời gian đào tạo được cộng thêm 1 năm tương ứng với từng đối tượng.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     Các khóa tuyển sinh tiến sĩ ngành CNTT từ  năm 2014.

3. QUY CHẾ ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành CNTT của trường Đại học Công Nghệ Thông Tin được thực hiện căn cứ vào:

  • Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-ĐHCNTT-ĐTSĐH ngày 15 tháng 04 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin (gọi tắt là Quy chế đào tạo tiến sĩ của trường ĐHCNTT).
  • Quy  định  về  đào  tạo  trình  độ  tiến  sĩ,  theo  Quyết  định  số 1020/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH 10/09/2010 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
  • Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo thông tư số 10/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 2/4/2012.

4. CHUẨN ĐẦU RA

     Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học tiến sĩ ngành CNTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (ký hiệu LO – Learning Outcomes) sau:

4.1 Về kiến thức

  • LO 1: Có kiến thức chuyên sâu, tiên tiến, toàn diện và hệ thống về CNTT.
  • LO 2: Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, làm chủ được các giá trị cố lõi, quan trọng trong học thuật, phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành CNTT.
  • LO 3: Có kiến thức, khả năng phát hiện hoặc biết tổ chức công việc, chuyên môn, trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực CNTT. Có kiến thức trong các hệ thống CNTT tích hợp hay các hệ thống liên ngành có liên quan đến CNTT.

4.2 Về kỹ năng

  • LO 4: Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp sáng tạo giải quyết vấn đề.
  • LO 5: Có kỹ năng cá nhân về tư duy logic, nghiên cứu độc lập, sáng tạo và thái độ học tập suốt đời.
  • LO 6: Có kỹ năng giao tiếp, hình thành nhóm ớ mức quốc gia hay quốc tế và lãnh đạo nhóm hiệu quả.
  • LO 7: Có khả năng cao để trình bày, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dạy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực CNTT.
  • LO 8: Có kỹ năng tốt về tiếng Anh, có thể giao tiếp, thảo luận với các nhà khoa học, các chuyên gia bằng tiếng anh trong lĩnh vực CNTT. Có thể viết các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành.
  • LO 9: Có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn, xử lý các vấn đề qui mô quốc tế.

4.3 Về thái độ

  • LO 10: Ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
  • LO 11: Có trách nhiệm, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có hành xử chuyên nghiệp.

4.4 Năng lực và vị trí công tác

     Sau khi tốt nghiệp, các tiến sĩ ngành CNTT:

  • Có trình độ cao và kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các công nghệ mới về CNTT.
  • Có năng lực dẫn dắt trong lẫn vực CNTT đã được đào tạo.
  • Có năng lực sáng tạo trọng quá trình thực hiện nhiệm vụ; có năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường CNTT.
  • Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
  • Có khả năng phân tích, đánh giá đưa ra các kết luận về chuyên môn và một số vấn đề phức tạp về hệ thống CNTT.
  • Có năng lực lập kế hoạch về hệ thống CNTT, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
  • Có năng lực cải tiến, đánh giá các hoạt động CNTT ở qui mô trung bình.
  • Có khả năng làm trưởng nhóm nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, viện nghiên cứu hay cố vấn, chuyên gia cao cấp trong các tổ chức.
  • Có khả năng phân tích thực tiễn để xác định các thiết kế phù hợp cho một hệ thống CNTT tích hợp.
  • Có thể giảng dạy hệ Đại học, Sau Đại học ngành CNTT tại các trường Đại học.

5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

     Căn cứ vào Quy chế đào tạo tiến sĩ của trường ĐH. CNTT, NCS phải thực hiện 3 phần nội dung của chương trình đào tạo sau đây:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung.
  • Phần 2: Các học phần trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan.
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

5.1) Phần 1. Các học phần bổ sung

     Các học phần bổ sung dành cho các NCS chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ các ngành gần phù hợp, các học phần này giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của NCS.

     NCS chưa có bằng thạc sĩ phải học bổ sung học phần cơ sởchuyên ngành trong CTĐT Thạc sĩ hiện hành ngành CNTT chưa kể các môn Triết học để hoàn thành các học phần trình độ thạc sĩ CNTT.

     NCS có bằng thạc sĩ các ngành gần phù hợp, sau đi đối chiếu với bảng điểm thạc sĩ đã có, NCS phải học các môn học còn thiếu của các học phần cơ sở và chuyên ngành trong CTĐT Thạc sĩ ngành CNTT. Danh sách môn học bổ sung sẽ dựa vào chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNTT hiện hành cùng khóa với đợt tuyển sinh tiến sĩ.

     Điểm hoàn thành các học phần bổ sung là từ 5.0 trở lên.

5.2) Phần 2. Các học phần trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan

5.2.1 Các học phần trình độ tiến sĩ

     Mục đích của các học phần trình độ tiến sĩ là giúp NCS cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp NCKH quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu. Gồm 12 tín chỉ trong đó 6 tín chỉ bắt buộc và 6 tín chỉ tự chọn.

     Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7.0 trở lên.

     Ngoài 6 tín chỉ bắt buộc, ĐVCM và GVHD dựa vào hướng nghiên cứu của luận án để chọn môn học tự chọn (6 TC) cho NCS.  Danh sách các học phần trình độ tiến sĩ CNTT:

STT

Mã MH

Tên học phần

Tín chỉ

Các học phần bắt buộc

6

1.

IT3001

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

2.

IT3002

Công nghệ phần mềm tiên tiến

3

3.

IT3003

Công nghệ mạng và truyền thông hiện đại

3

4.

IT3004

Công nghệ máy tính hiện đại

3

5.

IT3005

Quản lý hệ thống CNTT

3

6.

IT3006

An toàn và bảo mật thông tin

3

7.

IT3007

Công nghệ tri thức và dữ liệu

3

Các học phần tự chọn

6

8.

IT3008

Thuật toán phân tán

3

9.

IT3010

Nhận dạng giọng nói

3

10.

IT3011

Chủ đề nâng cao trong lý thuyết trò chơi và ứng dụng

3

11.

IT3012

Chủ đề nâng cao trong mã hóa

3

12.

CS3101

Trí tuệ nhân tạo nâng cao

3

13.

CS3103

Hệ giải quyết vấn đề thông minh và ứng dụng

3

14.

CS3105

Các phương pháp giao tiếp người-máy hiện đại

3

15.

CS3112

Khai thác dữ liệu nâng cao

3

16.

CS3113

Truy xuất thông tin

3

17.

 

Hoặc các môn tự chọn trong CTĐT ThS hiện hành

3

     Chú ý: Các học phần tiến sĩ bắt buộc hoặc các học phần tiến sĩ tự chọn khác được cập nhật theo đề nghị của Hội đồng tư vấn khoa học.

5.2.2 Các chuyên đề tiến sĩ

     NCS phải hoàn thành 3 báo cáo chuyên đề tiến sĩ (2 tín chỉ/ chuyên đề) trước hội đồng khoa học do Trường ĐHCNTT thành lập (3 x 2 tín chỉ = 6 tín chỉ). Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Điểm hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ là từ 7.0 trở lên.

     NCS phải đăng ký thực hiện các chuyên đề tiến sĩ phù hợp với hướng nghiên cứu của mình với phê duyệt của người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn.

Danh mục các hướng chuyên sâu được gợi ý trong chuyên đề tiến sĩ:

STT

Mã số

Hướng chuyên sâu

TC

1

IT3101

Biểu diễn tri thức nâng cao

2

2

IT3102

Hệ thống thông tin thông minh

2

3

IT3103

Xử lý ảnh và thị giác máy tính

2

4

IT3104

Phân tích mạng xã hội

2

5

IT3105

Biểu diễn dữ liệu không gian thời gian

2

6

IT3106

Ontology biểu diễn tài nguyên trong giảng dạy và học tập

2

7

IT3107

Kiểm định phần mềm chuyên sâu

2

8

IT3108

Khai phá dữ liệu trong hệ thống thông tin dựa trên tập thô

2

9

IT3109

Bảo mật hệ thống thông tin hiện đại

2

10

IT3110

Lọc ngẫu nhiên Kalman-Bucy-Stratonovich

2

11

IT3111

Giao tiếp người máy: điều khiển máy tính - robot

2

12

IT3112

Xử lý dữ liệu video

2

13

IT3113

Khai phá dữ liệu thương mại điện tử

2

14

IT3114

Xử lý tín hiệu âm thanh online

2

15

IT3115

Mạng cảm biến không dây

2

16

IT3116

Nhận dạng giọng nói

2

17

IT3117

An ninh thông tin trên thiết bị di động

2

18

IT3118

Hệ thống phân tích và xử lý thông tin

2

19

IT3119

Định vị bằng thiết bị di động sử dụng sóng Wifi

2

20

IT3120

Bảo mật và tối ưu hóa mạng máy tính

2

21

IT3121

Thị giác máy tính

2

22

IT3122

Đồ họa máy tính và trực quan hóa

2

23

IT3123

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và Kho dữ liệu

2

24

IT3124

hệ thống thông tin không gian

2

25

IT3125

Phân tích trên dữ liệu lớn

2

26

IT3126

Xữ lý song song trên dữ liệu lớn

2

     Chú ý: Các chuyên đề tiến sĩ khác được cập nhật theo đề nghị của Hội đồng tư vấn khoa học.

5.2.3 Tiểu luận tổng quan

     NCS phải thực hiện 1 bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, bài tiểu luận đòi hỏi NCS thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh với các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan là từ 7.0 trở lên.

     NCS thực hiện báo cáo tiểu luận tổng quan sau khi hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ và cần phải bảo vệ thành công tiểu luận tổng quan trước khi trình luận án tiến sĩ.

5.3) Phần 3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

     NCS phải bảo vệ đề cương luận án tiến sĩ và được hội đồng khoa học do Trường ĐHCNTT thành lập thông qua trước khi thực hiện luận án.

     Luận án tiến sĩ phải tìm ra kết quả mới, không trùng lặp với các nghiên cứu của người khác, giải quyết được trọn vẹn một vấn đề khoa học, là một công trình NCKH độc đáo, mang tính chính xác, trung thực, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

     Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án phải được báo cáo tại các hội nghị khoa học chuyên ngành; được công bố ít nhất trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm, có trong danh mục các tạp chí khoa học mà cơ sở đào tạo quy định cho mỗi chuyên ngành đào tạo. Khuyến khích NCS đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được liệt kê tại địa chỉ http://science.thomsonreuters.com/mjl/ hoặc đăng trên kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế do một nhà xuất bản quốc tế có uy tín ấn hành.

     NCS bảo vệ thành công luận án trước hội đồng cấp đơn vị chuyên môn và hội đồng cấp Trường theo quy định.

6. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MẪU

     Thời gian hoạt động giảng dạy trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hai học kỳ chính trong mỗi năm học và học kỳ hè của trường, có sự phục vụ của thư viện và các đơn vị liên quan.

     Toàn bộ chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm học tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp là 5 năm học tập trung liên tục. Kế hoạch giảng dạy chia làm 10 giai đoạn, mỗi giai đoạn 6 tháng.

     Căn cứ vào Quy chế đào tạo tiến sĩ của trường ĐH. CNTT, thời gian dự kiến để NCS hoàn thành các học phần:

  • Phần 1. Các học phần bổ sung: học 24 tháng.
  • Phần 2. Các học phần trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan: thực hiện tối đa 24 tháng.
    • Các học phần trình độ tiến sĩ.
    • Các chuyên đề tiến sĩ.
    • Tiểu luận tổng quan.
  • Phần 3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:
    • Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu 24 tháng.
    • Luận án tiến sĩ: thực hiện trong 12 tháng.

     Căn cứ vào Quy chế đào tạo tiến sĩ của trường ĐH. CNTT, kế hoạch dự kiến:

Giai

đoạn

Năm

học

Khối kiến thức

Thực hiện

1

1

Các học phần bổ sung

Dự học với lớp cao học tương ứng.

NHD và ĐVCM đề xuất môn học và trình Hiệu trưởng quyết định.

2

3

2

4

5

3

HPTS bắt buộc (6 tín chỉ).

ĐVCM đề xuất.

6

HPTS tự chọn (6 tín chỉ).

NHD và ĐVCM đề xuất.

7

4

CĐTS thứ nhất (2 tín chỉ).

CĐTS thứ hai (2 tín chỉ).

NHD và ĐVCM phê duyệt.

8

CĐTS thứ ba (2 tín chỉ).

NHD và ĐVCM phê duyệt.

Bắt đầu thực hiện Nghiên cứu khoa học.

Bắt đầu thực hiện Tiểu luận tổng quan.

NCS thực hiện  báo cáo TLTQ, bảo vệ thành công TLTQ trước khi trình LATS.

9

5

Tiếp tục thực hiện Nghiên cứu khoa học.

Bắt đầu thực hiện Luận án tiến sĩ.

LATS do ĐVCM đề nghị và Hiệu trưởng xem xét quyết định.

10

Tiếp tục thực hiện và bảo vệ Luận án tiến sĩ.

ĐVCM tổ chức hội đồng bảo vệ LATS cho NCS.

 

7. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

     Để đủ điều kiện tốt nghiệp NCS cần đạt những yêu cầu sau:

  • Hoàn thành các học phần bổ sung nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ các ngành gần phù hợp.
  • Hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan.
  • Hoàn thành nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.
  • Phải công bố ít nhất 2 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập (nằm trong DS bài báo được công nhận phòng hàm PGS, GS), phản ánh các kết quảnghiên cứu của luận án.