Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Nâng tầm sự nghiệp với văn bằng 2 chính quy Công nghệ thông tin

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại. Những tiện ích và ưu việt của Công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp ích rất nhiều cho con người và xã hội trong bối cảnh hiện nay, là điều không thể phủ nhận.

Vậy có thêm một bằng đại học về CNTT sẽ thay đổi cuộc sống chúng ta như thế nào?

1. Thêm nhiều cơ hội làm việc

Hiện nay, tại nhiều công ty, nhân viên được tạo điều kiện để trải nghiệm các công việc ở nhiều vị trí, thậm chí nhiều phòng ban. Việc thuyên chuyển giúp nhân sự quen thuộc với quy trình xử lý công việc của các phòng ban khác; đặc biệt với khối lượng công việc dồn dập đòi hỏi người lao động phải có thông tin và khả năng xử lý ngay tức thì. Vì vậy, ai nắm giữ những kỹ năng then chốt của CNTT đồng nghĩa với việc đang nắm giữ chiếc “chìa khóa vàng” giúp xử lý công việc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Lựa chọn học thêm một văn bằng hai (VB2) về CNTT là giải pháp tối ưu giúp người lao động có cơ hội thể hiện và phát triển bản thân trong môi trường công sở cạnh tranh và nhiều biến động.

2. Được theo đuổi đam mê thực sự

Nhiều người tốt nghiệp một ngành cụ thể và đi làm vài năm, nhưng chợt nhận ra đây không phải nghề mà mình mong đợi và chợt nhận ra đâu mới là “chân ái” cuộc đời, lúc này theo đuổi chương trình VB2 là sự lựa chọn phù hợp để phát triển bản thân một cách toàn diện. Học viên Nguyễn Văn Nhịnh, lớp VB2 CNTT khóa 2019, Trường đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM (UIT) chia sẻ: “Trong quá trình đi làm, được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực, tôi mới nhận ra rằng mình yêu thích điều gì nhất. Do đó, tôi đã lựa chọn học VB2 ngành CNTT. Khi được làm điều thực sự đam mê, bạn mới có thể thành công. Tôi nghĩ rằng theo đuổi đam mê thì không bao giờ có deadline, và không bao giờ là quá muộn để bạn nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng bản thân”.

3. Nhìn nhận cuộc sống và công việc tổng thể hơn

Thời đại CNTT, ai nắm giữ thông tin thì người đó nắm giữ chìa khóa thành công. Nếu là quản lý, bạn cần có nền tảng vững chắc để hiểu về bộ máy vận hành của công ty, hiểu về tính chất công việc của từng phòng ban, từ đó có thể đưa ra quyết định hợp lý. Học viên Hoàng Hữu My, lớp CNT2 khóa 2020 VB2 CNTT, UIT chia sẻ: “Học VB2 CNTT giúp tôi có cái nhìn đa chiều về mọi việc, hướng tôi đến một tầm nhìn bao quát hơn. Nhờ vào cọ xát thực tiễn và kiến thức được truyền thụ từ chương trình VB2, cộng hưởng với kiến thức có được từ chuyên ngành thời đại học giúp tôi tạo “điểm nhấn” khác biệt trong ngành CNTT. Hơn nữa, ngành CNTT là một ngành học linh động, tôi hoàn toàn chủ động trong việc học tập và cân bằng cuộc sống”. Những điều này giúp người học chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, vì khả năng tổng hợp và dung hòa là tố chất cần thiết của một người lãnh đạo xuất sắc.

4. Mở rộng mối quan hệ

Những mối quan hệ tốt là chất xúc tác cho mọi thành công. Học VB2 mở ra cơ hội kết nối với nhiều người ở các lĩnh vực, vị trí khác nhau. Với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy về CNTT, UIT được xem như “bệ phóng tài năng” của các chuyên gia đầu ngành; những CEO nhiệt huyết sẵn sàng hỗ trợ hết mình các thế hệ kế thừa.

Mặc cho các ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid, theo thống kê từ TopDev, nhu cầu nhân lực CNTT đang thiếu hụt nghiêm trọng, chỉ riêng năm 2021 ngành CNTT cần 500.000 người nhưng hiện đang thiếu 190.000 nhân sự. Lựa chọn học VB2 ngành CNTT và khám phá những lợi ích tuyệt vời. Đừng để sự bận rộn và lười biếng cuốn bạn đi mất, hãy thực sự suy nghĩ nghiêm túc về việc học thêm VB2 khi có cơ hội.

Liên hệ:

  • Cổng thông tin tuyển sinh Trường đại học Công nghệ thông tin: https://tuyensinh.uit.edu.vn

  • Tổ tư vấn tuyển sinh - Trường đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM.

  • Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM

  • Hotline: 090.883.1246 - 0971.203.246

  • Điện thoại: (028)3725 2002 (số nội bộ: 234)

  • Email: tuyensinh@uit.edu.vn.

  • Website: https://tuyensinh.uit.edu.vn

 

Nguồn: Báo Thanh Niên

Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://bom.to/VV9uVl

Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin