Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Phương thức tuyển sinh năm 2023 (dự kiến)

Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

1.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8) – Mã phương thức: 301

Đối tượng: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo thông báo xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của trường Đại học Công nghệ Thông tin (thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, …).

Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành:

         - Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật; thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

        - Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT.

        - Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các nghề Cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp, Robot di động, Điện tử, Thiết kế và phát triển trang Web, Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin, Lắp cáp mạng thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị hệ thống mạng CNTT trong kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật.

 Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành:

       - Thí sinh đạt giải các môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT, có kết quả kỳ thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường quy định.

1.2. Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT – Mã phương thức: 303 ( Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2023 theo quy định ĐHQG-HCM)

Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các trường THPT trên cả nước (bao gồm trường Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm Trung tâm Giáo dục thường xuyên).

Điều kiện: Hiệu trưởng/Ban Giám hiệu giới thiệu 01 thí sinh giỏi nhất trường THPT theo các tiêu chí sau:

    - Đảm bảo 02 tiêu chí chính:

·        + Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT

        ·+ Và có điểm trung bình cộng 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.

     - Các tiêu chí kết hợp:

         · + Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT).

           + Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

        ·  + Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT.

1.3. Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác – Mã phương thức: 302 (Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM)

Đối tượng: học sinh của các trường THPT theo danh sách do ĐHQG công bố, bao gồm các trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của các trường THPT đạt các tiêu chí sau:

          - Trường THPT có số lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học nhiều vào ĐHQG-HCM.

          - Trường THPT có số lượng cựu học sinh đạt kết quả học tập cao khi học đại học tại ĐHQG-HCM.

          - Phân bổ số lượng trường theo hướng ưu tiên khu vực tuyển sinh hoặc tỉnh/thành có số lượng thí sinh đăng ký, trúng tuyển nhiều vào ĐHQG-HCM giai đoạn 2018 – 2020.

Điều kiện:

        - Tốt nghiệp THPT năm 2022.

        - Có hạnh kiểm tốt trong 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

            Học sinh của các trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc đạt tối thiểu 2 năm học sinh giỏi trong các năm học ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

           Học sinh của các trường trung học phổ thông theo danh sách do ĐHQG-HCM công bố đạt 3 năm học sinh giỏi ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

           Là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.

Tiêu chí xét tuyển:

        - Điểm học tập dùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

        - Điểm ưu tiên:

                + Điểm UIT Code Contest

  Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).

                + Thí sinh là thành viên đội tuyển của Trường hoặc Tỉnh/ Thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.

1.4. Ưu tiên xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT – Mã phương thức: 304 (Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường ĐH.CNTT)

  * Tuyển thẳng vào chương trình tài năng

Đối tượng:

      - Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Lý, Hóa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

      - Thí sinh đạt giải vô địch, giải nhất (vàng), giải nhì (bạc) của Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia” (cấp quốc gia) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.

  * Ưu tiên xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành

 Đối tượng:

      - Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở (Procon) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.

      - Thí sinh đạt giải vô địch, giải nhất (vàng), giải nhì (bạc) , giải ba (đồng) Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia” (cấp quốc gia) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.

     - Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.

Phương thức 2 : Xét tuyển dựa trên điểm thi

2.1. Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển – Mã phương thức: 401 ( Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023)

 Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

 Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM.

2.2. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT – Mã phương thức: 100 ( Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023)

 Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

 Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

 Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 (tùy theo ngành).

 Quy đổi điểm ngoại ngữ:

        - Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.

         - Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT từ cấp độ N3 trở lên: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.

         - Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh tương ứng

Phương thức 3 : Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế uy tín

  3.1. Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển – Mã phương thức: 408

 Đối tượng:

        - Nhóm đối tượng 1 (xét tuyển vào tất cả các ngành): Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài.

       - Nhóm đối tượng 2 (chỉ xét tuyển vào chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Thông tin - học bằng Tiếng Anh): Thí sinh người nước ngoài tốt nghiệp THPT nước ngoài.

 Điều kiện:

      - Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.

      - Có chứng chỉ quốc tế thỏa một trong những điều kiện sau:

            + Chứng chỉ SAT có điểm từ 510 trở lên cho mỗi phần thi.

            + Chứng chỉ ACT có điểm trung bình từ 21 trở lên.

            + AS/A level có điểm từ C-A cho mỗi môn thi.

            + Tú tài quốc tế (IB) có tổng điểm từ 21 trở lên.

           + Các văn bằng, chứng chỉ quốc tế uy tín khác được Hội đồng tuyển sinh chấp thuận.

3.2 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển - Mã phương thức: 410

 Đối tượng: Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài (xét tuyển vào tất cả các ngành).

 Điều kiện:

       - Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.

       - Tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký lớn hơn hoặc bằng 24.

       - Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 

Nguyên tắc xét tuyển:

          - Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

        - Thí sinh thực hiện video theo chủ đề cho trước.

        - Điểm học tập dùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

        - Trong đó, điểm xét tuyển bao gồm: Điểm học tập (50%-60%) , Điểm chứng chỉ ngoại ngữ (30%-40%), Điểm video (10%-20%) và Điểm ưu tiên (nếu có).

  - Điểm ưu tiên: điểm UIT Code Contest

           Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).

Phương thức 4: Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình liên kết với Đại học Birmingham City – Anh Quốc, do ĐH Birmingham City cấp bằng (không tính vào tổng chỉ tiêu)

Thông tin chi tiết: https://tuyensinh.uit.edu.vn/2023-phuong-thuc-tuyen-sinh-nam-2023-du-kien

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin