Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

[Xuân tình nguyện 2022] Mâm ngũ quả ngày tết - Gen Z đã biết chưa?

Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một nét truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam những ngày Tết đến, nhưng mỗi miền lại có những đặc trưng về cách bày trí ngũ quả khác nhau

Miền Bắc chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp các loại quả sau:

- Chuối xanh: màu xanh của trái chuối tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.

- Lê: có vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

- Lựu: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn.

- Phật thủ: có hình dạng đặc biệt như những bàn tay của Phật, che chở bảo vệ cho gia đình.

- Táo: táo tây, táo ta, táo tàu: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.

- Bưởi: bưởi căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống.

- Cam, quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

- Lê – ki – ma (trứng gà): ý là lộc trời cho.

Miền Trung như:

- Nải chuối: mang ý che chở, bảo bọc

- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời

- Dừa: có nghĩa là không thiếu

- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

- Táo: mang ý nghĩa là phú quý

- Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt

- Thanh long: ý rồng mây gặp hội

- Bưởi, dưa hấu

- Xoài: cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Miền Nam với “Cầu dừa đủ xài”.

- Mãng cầu: Ý nghĩa cầu phúc

- Dừa: có nghĩa là không thiếu

- Đu đủ: biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.

- Xoài: cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/tuoitre.uit/posts/4333381780098962

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin