Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Trích dẫn hay từ quyển sách "Yêu thương thực tại, bỏ lại nỗi đau" – tác giả: Byron Katie, Stephen Mitchell

Nhằm giúp sinh viên tích lũy những kiến thức bổ ích từ sách, vừa qua thư viện trường Đại học Công nghệ Thông tin đã trích dẫn những câu nói hay của cuốn sách  "Yêu thương thực tại, bỏ lại nỗi đau" – tác giả: Byron Katie, Stephen Mitchell. Mời các bạn sinh viên đọc qua những trích dẫn này: 

1. Tôi thường nói rằng: “Đừng tin vào những gì tôi nói”. Tôi muốn bạn khám phá ra điều phù hợp với chính bạn, không phải với tôi. Dù vậy, nhiều người cho biết, luôn tồn tại một vài yếu tố cơ bản khá hữu ích trước khi bắt đầu thực hành Phương pháp Tự vấn.

2. Cần lưu ý khi “suy nghĩ của ban” chống lại “thực tại”

3. Chúng ta chỉ đau khổ khi chúng ta tin vào một “suy nghĩ” đang cố phản kháng trước “thực tại”. Bởi vì khi tâm trí sáng suốt, cái chúng ta muốn chính là thực tại.

4. Nếu bạn muốn thực tại phải khác đi so với những gì hiện có, như vậy chẳng khác nào bạn muốn dạy một con mèo biết sủa. Bạn có thể thử hết lần này đến lần khác, cuối cùng con mèo vẫn sẽ ngước nhìn bạn và kêu “Meo”. Muốn thực tại phải khác đi so với những gì hiện hữu là một điều không thể. Bạn có thể dành cả đời để thử dạy một con mèo biết sủa.

5. Nếu bạn chú tâm, bạn sẽ để ý thấy có hàng tá kiểu suy nghĩ như vậy trong đầu bạn mỗi ngày:

“Mọi người nên tử tế hơn.”

“Trẻ con cần phải biết vâng lời.”

“Hàng xóm nên chăm sóc những khu vườn của họ tốt hơn.”

“Dòng người xếp hàng ở siêu thị nên di chuyển nhanh hơn.”

“Chồng/vợ nên đồng tình với mình.”

“Mình nên thon thả hơn (xinh xắn hơn hoặc thành đạt hơn).”

Những suy nghĩ này chính là muốn thực tại phải khác đi so với những gì đang hiện hữu.

6. Sau khi tôi thức tỉnh và quay trở lại với thực tại vào năm 1986, mọi người thường nói về tôi như một người phụ nữ làm bạn với những cơn gió. Barstow là một thị trấn sa mạc, nơi gió thường xuyên thổi. Mọi người ghét điều đó. Nhiều người rời thị trấn đến nơi khác sinh sống vì không chịu được những cơn gió.

7. Những người mới biết đến Phương pháp Tự vấn thường nói với tôi: “Khi không còn tranh cãi với thực tại, tôi sẽ trở nên yếu thế hơn. Nếu tôi chấp nhận thực tại, tôi sẽ trở nên thụ động. Tôi thậm chí còn có thể mất đi động lực để hành động, để làm việc.” Tôi trả lời họ bằng câu hỏi: “Bạn có chắc chắn điều đó là đúng không?” Câu hỏi nào sẽ cho bạn nhiều quyền năng hơn: “Tôi ước gì tôi không bị mất việc!” hay “Tôi mất việc rồi. Bây giờ tôi có thể làm gì?”

8. Phương pháp Tự vấn hé lộ cho bạn thấy những điều bạn nghĩ “đáng lẽ không nên xảy ra” chính là những điều “nên xảy ra”. Nó nên xảy ra vì nó đã xảy ra rồi. Không có suy nghĩ nào thay đổi được điều đó. Điều này không có nghĩa là bạn bỏ qua hay chịu đựng nó, mà có nghĩa là bạn có thể nhìn nhận mọi việc khi không còn sự kháng cự hay sự hỗn loạn bên trong bạn. Không ai muốn con của mình đau bệnh. Không ai muốn bị tai nạn giao thông. Nhưng khi điều đó xảy ra, liệu tranh cãi với thực tại thì có ích gì? Ta biết mình có thể làm khác đi, có thể làm tốt hơn, nhưng ta vẫn lao vào tranh cãi bởi vì ta không biết phải làm thế nào để dừng lại.

9. Tôi yêu thực tại không phải vì tôi là người có đức tin, mà bởi vì mỗi lần chống lại thực tại, tôi đều cảm thấy vô cùng đau đớn. Thực tại vốn đã tốt đẹp như nó là, bởi vì khi ta tranh cãi với nó, ta cảm thấy căng thẳng, nản chí và bực dọc. Ta đánh mất sự tự nhiên và cân bằng.

10. Khi ta ngưng chống đối thực tại, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản, trôi chảy, dễ chịu và không còn đáng sợ nữa.

Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/lib.uit.vn

Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin