Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Chúc mừng 2 sinh viên UIT có bài báo chấp nhận đăng tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 8 về Khoa học Thông tin và máy tính được bảo trợ bởi Quỹ NAFOSTED

Bài báo "Forensics analysis of FacePlay application to seek digital  artifacts on data ownership and privacy" đã được chấp nhận đăng tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 8 về Khoa học Thông tin và máy tính được bảo trợ bởi Quỹ NAFOSTED (The 2021 8th NAFOSTED Conference on Information and Computer Science (NICS)) 

Sinh viên thực hiện

  • Lê Thanh Duẩn - 19521370
  • Đoàn Minh Trung - 18521457

Giảng viên hướng dẫn

  • TS. Phạm Văn Hậu
  • TS. Nguyễn Tấn Cầm
  • ThS. Phan Thế Duy
  • KS. Nghi Hoàng Khoa

Tóm tắt bài báo: Điện thoại thông minh là vật dụng không thể thiếu của hơn 95% giới trẻ hiện nay. Và tất nhiên, các ứng dụng thông minh trên điện thoại cũng ra đời nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhờ tính dễ sử dụng độc đáo và công nghệ hiện đại, các ứng dụng này rất thu hút đối với người dùng. Thuật ngữ AI (Trí tuệ nhân tạo) ngày càng phổ biến và gần gũi với người dùng điện thoại Android nhờ việc trang bị thêm tính năng thông minh vào các chức năng của chúng. Các thương hiệu điện thoại lớn như Samsung, Huawei hoặc Google thực hiện những cải tiến đáng kể về máy học cho camera điện thoại của họ. Các thiết bị Android hiện đã trở nên phổ biến hơn; tính đến năm 2021, có hơn 3 tỷ thiết bị Android đang hoạt động, gấp ba lần so với IOS. Bên cạnh đó, xu hướng thích chụp ảnh và làm đẹp ở giới trẻ đã thúc đẩy sự phát triển và phổ biến của các ứng dụng liên quan đến chỉnh sửa, tạo hình ảnh, hiệu ứng cho người dùng trên Android. Các ứng dụng quay phim, chụp ảnh có thể chỉnh sửa khuôn mặt và tạo ảnh động đã thu hút vô số người dùng, đặc biệt là những người đam mê selfie đã sử dụng hình ảnh, đoạn phim ngắn của chính mình để cho vào ứng dụng để tạo các hiệu ứng sinh động hơn. Việc người dùng sử dụng ảnh cá nhân cho các ứng dụng có thể vô tình khiến các ứng dụng đó vi phạm quyền riêng tư. Vì vậy, cần phải thực hiện các cuộc điều tra pháp chứng (digital forensics) đối với các ứng dụng nhằm phát hiện các hành vi vi phạm truy cập, quyền riêng tư và đánh cắp dữ liệu của ứng dụng. Trong bài báo này, nhóm tác giả thực hiện điều tra pháp chứng đối với ứng dụng FacePlay để phân tích, đánh giá và cảnh báo người dùng về các vấn đề quyền riêng tư của FacePlay – một ứng dụng tạo các hiệu ứng sinh động từ ảnh của người dùng.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị hướng dẫn  vì những kinh nghiệm và sự chỉ dẫn tận tình quý báu. 

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/UIT.Fanpage/

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin