Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ CỦA VẮC-XIN COVID-19

Vắc-xin Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng minh là an toàn, hiệu quả và là phao cứu sinh trong giai đoạn đại dịch như hiện nay. Giống như tất cả các loại vắc-xin, chúng không bảo vệ hoàn toàn cho tất cả những người được tiêm chủng và chúng ta chưa biết hiệu quả vắc-xin COVID-19 có thể ngăn mọi người lây lan vi-rút cho người khác tốt như thế nào.

Hiệu lực của vắc-xin được đo lường trong một thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số lượng người đã tiêm vắc-xin có nguy cơ phát triển thành bệnh (kết quả được quan tâm) so với số người dùng giả dược – placebo (trông giống như một loại thuốc mới nhưng không chứa các thành phần hoạt chất của thuốc để đánh giá hiệu quả và tác động của thuốc, được sử dụng trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin) có cùng kết quả. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số lượng người bị bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, để tính toán nguy cơ mắc bệnh tương đối có tùy thuộc vào đối tượng có được tiêm vắc-xin hay không. Từ đó nhóm nghiên cứu nhận được hiệu quả là thước đo mức độ giảm nguy cơ mắc bệnh của vắc-xin. Nếu một loại vắc-xin có hiệu lực cao, sẽ có ít người trong nhóm được tiêm vắc-xin bị bệnh hơn rất nhiều so với những người trong nhóm được dùng giả dược [5].

Hiệu quả của vắc-xin là thước đo hoạt động của vắc-xin trong thực tế tốt như thế nào. Các thử nghiệm lâm sàng bao gồm nhiều đối tượng như ở nhiều độ tuổi, giới tính, dân tộc khác nhau và những người có các tình trạng sức khỏe đã biết trước nhưng các thử nghiệm lâm sàng này không thể là đại diện hoàn hảo cho toàn bộ dân số. Hiệu quả được thấy trong các thử nghiệm lâm sàng áp dụng cho các kết quả cụ thể trong từng thử nghiệm. Hiệu quả được đo lường bằng cách quan sát sự hoạt động của vắc-xin để bảo vệ cộng đồng nói chung. Hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với hiệu lực đo được trong một thử nghiệm, bởi vì các nhà khoa học không thể dự đoán chính xác mức độ hiệu quả của việc tiêm chủng đối với một nhóm dân số lớn hơn và nhiều biến đổi hơn được tiêm chủng trong điều kiện thực tế hơn [5].

  • Khả năng nhiễm bệnh và sự bảo vệ của vắc-xin

Vắc-xin có thể ngăn ngừa phần lớn mọi người không bị lây nhiễm với COVID-19, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều miễn nhiễm

Theo báo cáo từ CDC, tỷ lệ người đã tiêm chủng đầy đủ các liều vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh với COVID-19 là rất nhỏ

  • Sự lây truyền và tính bảo vệ của vắc-xin

Vắc-xin COVID-19 là công cụ quan trọng trong ứng phó với đại dịch và bảo vệ chống lại việc mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong. Vắc-xin ít nhất cung cấp một sự bảo vệ khỏi việc nhiễm bệnh và lây truyền, nhưng không nhiều bằng khả năng bảo vệ chúng chống lại nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong [5]. Cần có thêm bằng chứng để xác định chính xác mức độ ngăn chặn sự lây nhiễm và lây truyền của vắc-xin.

  • Các biến thể của vi-rút và sự bảo vệ của vắc-xin

Khi các ca bệnh gia tăng và tốc độ lây truyền nhanh hơn, có nhiều khả năng các biến thể mới nguy hiểm và dễ lây lan hơn sẽ xuất hiện, có thể lây lan dễ dàng hơn hoặc gây ra bệnh nặng hơn

Vắc-xin có khả năng duy trì hiệu quả chống lại các biến thể do phản ứng miễn dịch rộng rãi mà chúng gây ra, có nghĩa là sự thay đổi hoặc đột biến của vi-rút không có khả năng làm cho vắc-xin hoàn toàn mất tác dụng

Link bài viết chi tiết: https://covid19.vnuhcm.edu.vn/hieu-luc-hieu-qua-va-kha-nang-bao-ve-cua-vac-xin-covid-19/

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin