Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Làm thế nào phát triển ngành vi mạch bán dẫn?

Đó là sự quan tâm của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, được thảo luận tại tọa đàm “Phát triển đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn” tổ chức vào 20/9 tại Viện Công nghệ Nano (INT). Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập INT. GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM đã đến dự.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM cho rằng công nghệ bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều ngành nghề GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM cho rằng công nghệ bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều ngành nghề

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: “Công nghệ bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều ngành nghề. Mục đích của buổi tọa đàm là xác định tầm nhìn, dự báo về công nghệ bán dẫn trong thời gian tới. Để đạt được tầm vóc quốc gia và cạnh tranh quốc tế, ĐHQG-HCM rất cần sự hợp tác từ các viện, tổ chức, đơn vị khác để phát huy vai trò trong chiến lược phát triển chung. Ngoài ra, qua buổi tọa đàm, ĐHQG-HCM cũng mong muốn nhận được những đề xuất đóng góp cho việc thu hút đầu tư, hỗ trợ từ các doanh nghiệp phát triển, đưa các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Cơ chế chính sách vẫn còn hạn chế

TS Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, đội ngũ các nhà khoa học tại Việt Nam có trình độ cao, không thua kém các nước khác TS Nguyễn Quân cho rằng, đội ngũ các nhà khoa học tại Việt Nam có trình độ cao, không thua kém các nước khác

Phát biểu tại tọa đàm, TS Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, đội ngũ các nhà khoa học tại Việt Nam có trình độ cao, không thua kém các nước khác. Tuy nhiên, cơ chế chính sách vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc chưa thật sự “giải phóng” được trí sáng tạo của các nhà khoa học. Qua đó, TS Quân mong muốn cơ chế chính sách có sự thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ bán dẫn.

“Tài chính đầu tư cho khoa học công nghệ còn bị ràng buộc rất nhiều bởi những quy định. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu xong, không có quyền chủ sở hữu. Các bí quyết công nghệ phụ thuộc vào chính các nhà khoa học, không nằm trên giấy. Nhà nước sở hữu nhưng không thể xác lập quyền sở hữu trí tuệ vì không hiểu cặn kẽ về nghiên cứu ấy. Các bằng sáng chế ở tổ chức do nhà nước đầu tư hằng năm vẫn ở mức thấp so với các tổ chức khoa học công nghệ tư nhân” - TS Quân nói.

Theo TS Quân, việc bố trí ngân sách cho nghiên cứu còn chậm trễ bởi các quy định, quy trình. Từ lúc hình thành ý tưởng, chuyển sang thực hành, phải mất hơn một năm để nhận được kinh phí. Ngoài ra, các viện, tổ chức nghiên cứu còn gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

“Sản xuất vi mạch là một chuỗi quá trình từ chuẩn bị vật liệu cho đến thực hiện thiết kế. Vì vậy, chương trình đào tạo không chỉ chú trọng vào thiết kế vi mạch, mà cần mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp vật liệu để có thể hỗ trợ lẫn nhau. Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục” - TS Quân nói thêm.

Chú trọng đào tạo đồng bộ các ngành theo khâu sản xuất

GS.TS Đặng Mậu Chiến - Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Nano đã trình bày báo cáo về cơ sở vật chất đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn tại INT GS.TS Đặng Mậu Chiến đã trình bày báo cáo về cơ sở vật chất đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn tại INT

Tại tọa đàm, GS.TS Đặng Mậu Chiến - Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Nano đã trình bày báo cáo về cơ sở vật chất đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn tại INT. Cụ thể, sau khi khảo sát khoảng 20 phòng sạch dùng chế tạo linh kiện micro-nano trên nhiều quốc gia, INT đã thiết kế phòng tương tự theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu chế tạo chip bán dẫn.

GS.TS Đặng Mậu Chiến cho biết, hằng năm, INT đều thực hiện mở lớp chuyên đề micro-nano do các chuyên gia Pháp giảng dạy nhằm cập nhật kiến thức mới cho học viên, nghiên cứu sinh. Các khóa học bao gồm phần lý thuyết gắn với thực hành tại các phòng lab và phòng sạch. Điều này đã duy trì được mục tiêu thúc đẩy phát triển đào tạo công nghệ vi mạch bán dẫn như đã đề ra từ trước.

“Phòng sạch và thiết bị ở INT có thể chế tạo linh kiện chip bán dẫn ở mức đơn giản, muốn cao cấp hơn cần phải chú trọng đầu tư nâng cấp. Chế tạo chip bán dẫn trong phòng sạch rất tốn kém, đơn vị đã phải kết hợp đào tạo các đề tài nghiên cứu có kinh phí lớn” – GS.TS Đặng Mậu Chiến cho hay.

Trước tình trạng đào tạo đang tập trung nhiều trong khâu thiết kế chip, GS.TS Đặng Mậu Chiến đề xuất các cơ sở giáo dục cần chú trọng đào tạo nhân lực về chế tạo. Các kỹ sư thiết kế cũng cần có kiến thức về quy trình chế tạo để thực hiện công việc hiệu quả. Bên cạnh đó, đào tạo quy trình chế tạo sẽ cung cấp được nhân lực, thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Đức Chiến - ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, chương trình đào tạo hiện chú trọng nhiều vào giai đoạn thiết kế vi mạch, trong khi đào tạo về sản xuất chế tạo, lắp ráp thử nghiệm vẫn còn hạn chế, cần được chú trọng phát triển đồng bộ.

“Cần có chính sách đầu tư, nâng cấp, quan tâm đến Viện Công nghệ Nano ĐHQG-HCM vì đây là một trung tâm hàng đầu, đóng vai trò tiên phong phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Viện cần kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức đối tác để hợp tác, phát triển toàn diện” - GS.TS Nguyễn Đức Chiến nói thêm.

GS.TS Nguyễn Đức Chiến - Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam cho rằng, chương trình đào tạo hiện chú trọng nhiều vào giai đoạn thiết kế vi mạch, trong khi đào tạo về sản xuất chế tạo, lắp ráp thử nghiệm vẫn còn hạn chế, cần được chú trọng phát triển đồng bộ GS.TS Nguyễn Đức Chiến cho rằng, chương trình đào tạo hiện chú trọng nhiều vào giai đoạn thiết kế vi mạch, trong khi đào tạo về sản xuất chế tạo, lắp ráp thử nghiệm vẫn còn hạn chế, cần được chú trọng phát triển đồng bộ

Tọa đàm “Phát triển đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn” tổ chức vào 20/9 tại Viện Công nghệ Nano Tọa đàm “Phát triển đào tạo công nghệ chế tạo chip bán dẫn” tổ chức vào 20/9 tại Viện Công nghệ NanoĐHQG-HCM cũng mong muốn nhận được những đề xuất đóng góp cho việc thu hút đầu tư, hỗ trợ từ các doanh nghiệp phát triển, đưa các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầuĐHQG-HCM mong muốn nhận được những đề xuất đóng góp cho việc thu hút đầu tư, hỗ trợ từ các doanh nghiệp phát triển, đưa các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32343364/lam-the-nao-phat-trien-nganh-vi-mach-ban-dan-/363231383364.html 

Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông Trường Đại học Công nghệ Thông tin