Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Một số lỗi hay mắc phải – Speaking Skill

Speaking Skill thường là kĩ năng “ gỡ điểm “ với nhiều bạn trong các kì thi tiếng Anh, tuy nhiên để đạt được điểm cao trong kĩ năng này thì không hề dễ dàng. Đa số các bạn khi mới học kĩ năng này thường phạm phải những lỗi sai vô cùng đáng tiếc để rồi đạt điểm không như mong muốn.

Đội hình Hội Nhập sẽ đưa ra cho các bạn một số lỗi sai thường mắc phải khi chúng ta làm một bài Speaking.

- Giữ im lặng quá lâu sau khi nghe câu hỏi

Đây là một lỗi đa số người mới bắt đầu tập Speaking hay mắc phải khi bị Giám khảo hỏi một câu hỏi “hóc búa”. Chúng ta có thể chần chừ một vài giây trước khi nói, nhưng khoảng thời gian im lặng dài hơn năm giây sẽ làm tụt điểm. Thay vào đó, chúng ta có thể diễn đạt một số cụm “ thủ sẵn “ như một công cụ câu thời gian như “*That’s a really intriguing question”* hay “*I have never thought about this, but from my aspect*, ….*”*.

- Không hiểu câu hỏi của giám khảo

Trường hợp này xảy ra cũng tương đối thường xuyên khi thí sinh không chuẩn bị kĩ càng khi gặp phải các câu hỏi mà không hiểu được nội dung. Theo phản xạ, chúng ta thường yêu cầu Giám khảo lặp lại với các mẫu câu như “ Can you repeat the question, please ? “. Tuy nhiên chúng ta phải tự nhận thức rằng liệu việc nghe lại có làm chúng ta hiểu được nội dung câu hỏi hay không, nếu yêu cầu lặp lại nhưng ta vẫn không hiểu, thì khả năng bị mất điểm là rất cao. Cho nên, việc thay thế cụm trên bằng cụm “ Could you kindly rephrase the question ? “ sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn.

- Trả lời sai câu hỏi

Tương tự ở lỗi sai thứ hai, bạn chắc chắn sẽ mất điểm nếu câu trả lời của bạn không khớp với câu hỏi của Giám khảo. Hãy tự kiểm tra xem mình đã hiểu đúng nghĩa của câu hỏi chưa trước khi trả lời, và đừng ngại hỏi lại Giám khảo.

- Nói quá ít hay quá nhiều

Khi câu trả lời của bạn quá ngắn, bạn đồng thời đang bỏ lỡ cơ hội ghi điểm, thể hiện khả năng nói tiếng Anh của mình. Ngược lại, khi câu trả lời quá dài, câu trả lời sẽ dễ bị “lạc đề” và bạn có thể mắc nhiều lỗi sai hơn. Để đạt tiêu chuẩn tốt nhất, từ 2-3 câu trả lời sẽ phù hợp cho phần 1. Đối với phần 3, bạn nên đặt mục tiêu nói từ 3 – 6 câu sau mỗi câu hỏi, kết hợp các cấu trúc câu để nâng cao điểm.

- Lặp lại câu hỏi khi trả lời

Các thí sinh thường có bị thói quen nhắc lại câu hỏi trong câu trả lời của mình mà không thay đổi cách diễn đạt ( paraphrase ).

Ví dụ:

Q: What do you often do in your free time ?

A: I often listen to music in my free time.

Band điểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào việc đánh giá khả năng sử dụng nhiều cách diễn đạt (paraphrase), nên bạn cần phải luyện tập kỹ năng này và vận dụng nó trong mọi câu trả lời, theo nhiều cách nói khác nhau, ví dụ cho câu trên như:

I always listen to music when I'm at leisure.

- Học thuộc câu trả lời

Nhiều thí sinh thường dựa vào các mẫu đề “forecast” để làm đáp án và học thuộc, và khi đi thi nếu gặp câu hỏi gần giống thì chỉ cần đọc ra. Tuy nhiên, Giám khảo sẽ dễ dàng nhận ra một câu trả lời thuộc lòng. Bạn sẽ bị trừ điểm vì lỗi này. Các câu trả lời này thường không tự nhiên, mang thiên hướng “máy móc”, hoặc khi thí sinh cố gắng diễn đạt lại câu hỏi trong câu trả lời của mình một cách gượng gạo nhưng vẫn không đúng trọng tâm. Rất khó để “trúng tủ” chính xác câu hỏi. Vì vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn luyện nói về nhiều chủ đề một cách tự nhiên trước khi thi chính thức.

- Lỗi sai ngữ pháp

Đây là một lỗi thường xuyên bị mắc phải khi các thí sinh thực hiện bài thi nói của mình. Khi mất bình tĩnh, hoặc không giữ nhịp độ và không hình thành được ý tưởng, chúng ta thường có xu hướng sẽ nói nhanh và dần bỏ qua mất các lỗi văn phạm cũng như các loại từ, kiểu câu. Đây là một lỗi cùng tương đối nặng và sẽ bị trừ điểm nếu thí sinh mắc lỗi nhiều lần trong các câu trả lời của mình.

Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/tuoitre.uit/posts/pfbid02KfV2uxbQn8Pv3yYGHGBqFLQMjmBN72wU5KqU59FzJHsS5u4oeWEXscgr2srmRYX9l

Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin