Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

NC Q&A Hỏi đáp cùng khoa Mạng 

Chuyên mục NC Q&A là nơi giải đáp các thắc mắc của các bạn sinh viên về học tập, hoạt động trong thời gian bạn học tập tại Khoa. 

Q1: An toàn thông tin là một ngành em thấy khá là nhạy cảm, vậy có một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp hay “luật ngầm” nào cụ thể không ạ, vì em thấy ngành này rất dễ bị sa ngã.

A1: Hiện tại việc dạy "đạo đức nghề nghiệp" sẽ luôn được các giảng viên lồng ghép vào trong các bài giảng của mình. Song có một môn riêng có tên "Giới thiệu ngành", mặc dù không phải dành riêng để dạy đạo đức nhưng sẽ có tần suất nhắc về đạo đức nghề nghiệp nhiều nhất. Đồng thời trong cộng đồng Security các anh chị tiền bối sẽ luôn có những chia sẻ về đạo đức ngành này, bất kì hành động vi phạm "quy tắc cộng đồng" sẽ luôn bị kì thị và bài trừ. Cuối cùng chính bản thân mỗi người làm trong ngành - lương tâm và ý thức sẽ đồng hành cùng bạn trong mỗi lần hành nghề. Chúc bạn sẽ có được những định hướng tốt trong quá trình học tập. Peace #vicongdong

Q2: Dạ cho em hỏi là ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có học về bảo mật như bên an toàn thông tin không ạ vì em xem chương trình đào tạo của ngành thấy có học một ít về bảo mật ạ

A2: Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tập trung học về network, system và kiến thức bảo mật sẽ được lồng ghép nhẹ bên trong bài giảng. Bên cạnh đó sẽ có những môn giúp sinh viên có nền tảng về bảo mật nói chung và an toàn mạng nói riêng. Ngoài có rất nhiều môn tự chọn của ngành MMT&TTDL và ngành ATTT mà sinh viên có thể lựa chọn đăng kí để học thêm về bảo mật (xem thêm tại chương trình đào tạo của 2 ngành này để xem danh sách môn tự chọn và chuyên ngành)

Q3: Em muốn hỏi học ngành này cần dùng những phần mềm gì ạ? Vì em dự định mua macbook pro m1 2020 mà nghe nói có một số phần mềm chưa tương thích nên hơi lo ạ. Với cả nếu không tương thích thì có thể thay thế bằng phần mềm khác được không ạ??

A3: Phổ biến nhất thì bạn sẽ sử dụng đến các IDE code, Packet tracer, phần mềm ảo hóa VMWare... Phần lớn các phần mềm thông dụng đều có hỗ trợ cho MacOS (hoặc sẽ có phần mềm khác có chức năng tương đương). Nếu các phần mềm không hỗ trợ macOS thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phần mềm chạy máy ảo Windows hoặc các distro Linux để cài đặt ứng dụng trên đó. Hạn chế ở việc các hướng dẫn cài đặt của giảng viên đa phần sẽ áp dụng cho Windows, nên bạn sẽ phải tự chủ động tìm cách cài đặt phù hợp với macOS. Đối với chip M1, thì xu hướng sẽ có ngày càng nhiều phần mềm hỗ trợ và tương thích với chip này, nên bạn đừng lo lắng quá.

Các bạn sinh viên có bất kỳ câu hỏi/thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy điền form, để được các anh chị kỳ cựu giải đáp những thắc mắc nha: : https://suctremmt.com/ncqa

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin