Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Seminar Semiconductor Chip design 

Hiện nay, ngành Thiết kế vi mạch đã và đang phát triển với những triển vọng vô cùng to lớn. Đặc biệt, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Công ty Nghiên cứu Technavio mới đây cho thấy, thị trường chất bán dẫn của nước ta dự kiến tăng thêm 1,65 tỷ USD giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 6,52%/năm. Qua đó cho thấy, ngành Vi mạch đã và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. 

Bên cạnh đó, theo đánh gía của TS. Nguyễn Tấn Trần Minh Khang – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, thậm chí một số doanh nghiệp ở Đông Nam Á cũng muốn tuyển nhân sự tại Việt Nam. “Ngành này ngày càng khát nhân lực và hứa hẹn bùng nổ trong một vài năm tới”, TS. Khang cho hay.

Hơn nữa, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Thiết kế vi mạch cũng rất cao do sự thiếu thông nhân lực, Ở Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS Minh, cho biết 100% sinh viên định hướng thiết kế vi mạch ra trường được chào đón, có việc ngay. Mức lương khởi điểm của kỹ sư mới khoảng 15-20 triệu đồng, tương đương ngành Công nghệ thông tin. Còn nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi Công nghệ thông tin, lên tới 2.500-3.000 USD một tháng (60-70 triệu đồng).

Nắm bắt được những điều đó, Khoa Kỹ thuật Máy tính trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG HCM đã mời đến đây diễn giả Mr. Bach Luong để giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về lĩnh vực vi mạch. Ngoài ra, seminar còn cung cấp thông tin về công đoạn thiết kế chip bán dẫn giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về chuyên ngành này, giúp bạn tìm ra định hướng phù hợp với ngành nghề tương lai của bản thân. 

Ngày 27/02/2024, đến với buổi Seminar “SEMICONDUCTOR CHIP DESIGN”, Mr.Bach Luong đã có những chia sẽ những kiến thức  đầy thú vị về thị trường bán dẫn, bản đồ công nghệ bán dẫn của Việt Nam. Bên cạnh đó, diễn giả còn đề cập đến tổng quan về quy trình thiết kế vi mạch bán dẫn, quy trình thiết kế vật lý. Hơn nữa, là những chia sẻ đầy hấp dẫn về sự nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn, so sánh mức lương khởi điểm của kỹ sư Mỹ so với Việt Nam. Và qua đó, Mr. Bach Luong cũng đề cập tới các xu hướng đổi mới, cùng với cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này để có cái nhìn cân nhắc về cơ hội việc làm ở Việt Nam và Hoa Kỳ.thêm về triển vọng của ngành vi mạch trong thời gian sắp tới. Cuối buổi seminar cũng là khoảng thời gian để kỹ sư Bạch Lương giải đáp những thắc mắc của mọi người về lĩnh vực vi mạch này, cũng như là thời gian để các bạn sinh viên cùng nhau thảo luận để giúp nhau hiểu rõ, sâu sắc và có cái nhìn đa chiều hơn về ngành.

Với những chia sẻ hết sức thân thuộc và đầy thú vị của diễn giả, các bạn sinh viên đã làm cho bầu không khí của buổi seminar rất vui vẻ và gần gũi hơn. Đây cũng là điều mà Khoa Kỹ thuật Máy tính muốn hướng đến. Qua đó, hy vọng rằng Buổi Seminar đầy thú vị và bổ ích này của Khoa Kỹ thuật Máy tính đã mang lại cho các bạn những cái nhìn tổng quát hơn về tiềm năng và các hướng đi trong tương lai của ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://fce.uit.edu.vn/seminar-semiconductor-chip-design/

Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin