Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Xây dựng danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn với Overleaf

Overleaf là công cụ soạn thảo LaTeX miễn phí mang tính chất cộng tác trên nền web. Overleaf có nhiều tính năng khác biệt vốn nổi bật và thực sự hữu ích cho bất kỳ ai cần viết nhiều lẫn thực hiện cùng nhiều đối tượng.

LaTeX là ngôn ngữ định dạng (document markup language) cho phép người dùng có thể soạn thảo tài liệu chất lượng cao cùng cấu trúc văn bản thống nhất và đồng bộ. LaTeX thường được sử dụng bởi sinh viên, giảng viên lẫn các nhà nghiên cứu về khoa học & kỹ thuật, cũng như một số lĩnh vực khác.

- Tiền thân của LaTeX là TeX - ngôn ngữ định dạng do Donald Knuth phát minh nhưng rất khó sử dụng. Sau đó, LaTeX được phát minh bởi Leslie Lamport dựa trên TeX với nhiều cải tiến và trở nên phổ biến cho đến hiện nay.

- Điểm đặc trưng của LaTeX nằm ở việc khuyến khích người dùng tập trung vào xây dựng nội dung và máy tính sẽ đảm nhiệm việc định dạng.

* Trong phạm vi của bài viết này Thư viện UIT sẽ tập trung chủ yếu vào phần trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo trên Overleaf. Các nội dung khác sinh viên có thể tự học trên Internet.

* Xây dựng danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong Overleaf:

- Các bạn có thể xây dựng danh mục tài liệu tham khảo đơn giản qua các dòng code sau:

\begin{thebibliography}{2}

\bibitem{doc1}

Tên tác giả, \emph{Tài liệu 1}. Nơi xuất bản.

\bibitem{doc2}

Tên tác giả, \emph{Tài liệu 2}. Nơi xuất bản.

\end{thebibliography}

- Sau khi các bạn đã tạo danh mục tài liệu tham khảo theo các chuẩn trích dẫn quốc tế, ví dụ: IEEE hoặc APA,… các bạn chỉ cần copy từ chữ cái đầu tiên của tài liệu và thay thế phần nội dung “Tên tác giả, \emph{Tài liệu 1}. Nơi xuất bản.” ở đoạn code trên. Và cứ thế mỗi khi thêm một tài liệu trích dẫn các bạn chỉ cần thêm dòng \bibitem{docn}.

- Trong trường hợp một số tài liệu có đường link tham khảo hơi dài dẫn đến tràn lề hay không đồng nhất định dạng trên overleaf các bạn có thể sử dụng mẹo chèn thêm dòng \usepackage{xurl} và chỗ địa chỉ đường link các bạn để trong \url{…}

- Và nếu bạn muốn soạn thảo bằng Tiếng Việt nhớ thêm dòng \usepackage[utf8]{vietnam}

- Lựa chọn loại document phù hợp để viết bài báo khoa học với cỡ giấy A4:

\documentclass[a4paper]{article}

Thông tin chi tiết: http://thuvien.uit.edu.vn/News/NewDetail/xay-dung-danh-muc-tai-lieu-tham-khao-va-trich-dan-voi-overleaf?

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin