Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Tổng quan ngành Thương mại điện tử

a. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có kỹ năng đáp ứng những yêu cầu trong thương mại trực tuyến, tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong CNTT vào thương mại điện tử, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu đào tạo cụ thể (ký hiệu là G) của chương trình đào tạo:

  • G1: Đào tạo nguồn lực chất lượng cao nắm vừng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Thương mại điện tử như các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử, công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm người sử dụng web, kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập giải pháp, phát triển khả năng tư duy, rèn luyện đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp.
  • G2: Đào tạo đội ngũ chuyên sâu có khả năng tổ chức và phát triển các ứng dụng tin học hỗ trợ các hoạt động giao dịch điện tử, thương mại, kinh doanh điện tử, chứng thực và an toàn trong giao dịch điện tử.
  • G3: Đào tạo đội ngũ quản lý có khả năng hoạch định, xây dựng và quản lý các hoạt động thương mại điện tử tại doanh nghiệp cũng như tại các cơ quan nhà nước.
  • G4: Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.

b. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

  • Chuyên viên quản trị (System Administrator), chuyên viên phát triển (Web Developer, Mobile Developer) các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến, chịu trách nhiệm phát triển và duy trì trang web / app bán hàng trực tuyến.
  • Chuyên viên tiếp thị trực tuyến (Digital marketing executive): lập kế hoạch, triển khai và theo dõi chiến dịch Marketing trên các kênh Online: Google (SEO/SEM, Ads, GDN, Shopping,…) , Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok, Cốc Cốc, Forum, Sàn TMĐT…
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business analyst): tiếp nhận yêu cầu người dùng, phân tích nghiệp vụ từ khách hàng và xây dựng nghiệp vụ chi tiết để các team phát triển, quản trị sự thay đổi của nghiệp vụ. Vị trí này phổ biến tại các công ty chuyên về triển khai các hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản trị đơn hàng, CRM, ERP, BPM.
  • Chuyên viên tư vấn (Business consultant): tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
  • Giám đốc kinh doanh trực tuyến: sau khi ra trường và tích lũy kinh nghiệm vài năm, vị trí Giám đốc kinh doanh trực tuyến là điều mà sinh viên có thể nhắm tới và đạt được.
  • Khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực, kiến thức được trang bị ở giảng đường sẽ là lợi thế cho các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến thành công.
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thương mại điện tử ở các trường đại học và cao đẳng trên cả nước.

c. Hình thức và thời gian đào tạo

- Thời gian đào tạo: 4 năm, 8 học kỳ.

d. Điều kiện tốt nghiệp

  • Công nhận tốt nghiệp: Sinh viên đã tích lũy tối thiểu là 126TC, đã hoàn thành các môn học bắt buộc đối với ngành đăng ký tốt nghiệp, trình độ Anh Văn đạt theo quy định của trường.
  • Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác theo Quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghệ Thông tin.
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng: Cử nhân ngành Thương mại Điện tử.