Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Chúc mừng nhóm sinh viên UIT có bài báo khoa học được đăng tải Hội nghị Quốc tế SOICT 2023 

Bài báo: “DoppelSearch: A Novel Approach to Content-Based Video Retrieval for AI Challenge HCMC 2023”

Link bài báo: https://doi.org/10.1145/3628797.3628950 

Sinh viên thực hiện: 

Phan Nguyễn Hữu Phong – 22521090 – KHTN2022 - Tác giả chính

Trần Đình Khoa – 22520689 – ATTN2022 – Đồng tác giả

Trần Kim Ngọc Ngân – 22520002 – KHTN2022 – Đồng tác giả

Trần Đức Lương – 19521815 – ANTN2019 – Đồng tác giả

Lê Hoàng Phúc – 20521762 – CNCL2020 – Đồng tác giả

Giảng viên hướng dẫn:

CN. Nguyễn Hữu Quyền

TS. Phạm Văn Hậu

Tóm tắt bài báo:

Tìm kiếm video, một nhiệm vụ được coi là quan trọng trong lĩnh vực thị giác máy tính và nhận dạng ảnh gần đây, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, giải trí, an ninh và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nó đối mặt với những thách thức do tính phức tạp của dữ liệu video, sự không ổn định trong các phương pháp trích xuất đặc trưng hoặc sự khác biệt về ý nghĩa giữa video và văn bản. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp mới cho tìm kiếm video dựa trên nội dung, có tên là DoppelSearch, tận dụng kiến trúc mô hình CLIP (Contrastive Language-Image Pre-training) để phân loại và gán nhãn các đoạn video, cung cấp khả năng tìm kiếm video dựa trên nội dung cụ thể cho người dùng. Phương pháp của chúng tôi sử dụng mô hình ViT-b/32 cho việc trích xuất đặc trưng và sử dụng nhúng đặc trưng, kết hợp với thư viện Faiss, để cải thiện hiệu suất tìm kiếm. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính chính xác cao và thời gian truy xuất nhanh của mô hình của chúng tôi, mở ra cơ hội mới trong việc tìm kiếm video dựa trên nội dung cho các nhà nghiên cứu, nhà phát triển và người dùng cuối. Bài báo này không chỉ giới thiệu ứng dụng của các mô hình CLIP và ViT-b/32, mà còn trình bày quá trình trích xuất đặc trưng cụ thể và việc sử dụng Faiss để tối ưu hóa tìm kiếm video. Phương pháp DoppelSearch đại diện cho một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tìm kiếm video và hứa hẹn ứng dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Phạm Văn Hậu – Trưởng bộ môn An toàn thông tin đã tạo ra một môi trường học thuật vô cùng năng động dành cho các bạn sinh viên chúng em tham gia, cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Quyền – Chủ nhiệm TeamQ CLB Wanna.W1n đã luôn đồng hành, định hướng và lan tỏa niềm say mê nghiên cứu để chúng em ngày càng hoàn thiện công trình nghiên cứu và hoàn thiện bản thân mình. Chúng em cảm ơn các Thầy đã tận tình chỉ dạy, tìm ra những mặt hạn chế, đưa ra những hướng cải tiến có thể thực hiện giúp cho quá trình nghiên cứu của chúng em đạt kết quả tốt nhất.

SOICT (Symposium on Information and Communication Technology) là một hội nghị khoa học quốc tế bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu quan trọng như AI Foundations and Big Data, Network Communication and Security, Image and Natural Language Processing, Software Engineering and Digital Technology, Blockchain, và Operations Research trends… Hội nghị quốc tế lần thứ 12 SoICT 2023 sẽ diễn ra tại TP. HCM do Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM, Laboratory Informatics, Modelling and Optimisation System (LIMOS), The French National Centre for Scientific Research (CNRS) và Viện nghiên cứu cao cấp về toán phối hợp tổ chức vào ngày 07-08.12.2023. Hội nghị chuyên đề sẽ bao gồm các bài hướng dẫn và bài phát biểu của các diễn giả đẳng cấp thế giới. Kỷ yếu SoICT 2023 sẽ được xuất bản và lưu trữ trong Thư viện Kỹ thuật số ACM như một phần của Chuỗi Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế ACM (ICPS). SoICT 2023 sẽ được lập chỉ mục bởi DBLP, Ei Compendex, Scopus và Clarivate Analytics Web of Science (ISI Web of Science).

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/UIT.Fanpage/posts/pfbid02w9adWr86UrYxME64oxJNBMskYvL7tFkRVWK9KCYESsZh2UJnL6YjPoUcWqX5WmXNl

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin