Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Sinh viên UIT có bài báo đăng tại Hội nghị quốc tế CAMA 

Bài báo: “Radiation Pattern Measurement for Miniature Antenna using the Satellite Systems”

- Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Khoa - 18520927 - Khoa Kỹ thuật Máy tính - Tác giả chính

Lê Minh Thông - 19522302 - Khoa Kỹ thuật Máy tính - Đồng tác giả

- Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Lê Huy

Tóm tắt nghiên cứu: Ngày nay, antenna là một phần không thể thiếu trong các thiết bị truyền thông không dây. Bên cạnh đó, đồ thị bức xạ của antenna là một tham số quan trọng cần được đo đạc và phân tích. Hiện nay, hầu hết các phép đo antenna cần sử dụng các phòng đo chuyên dụng với chi phí xây dựng rất cao. Ưu điểm của các phòng đo này là độ chính xác cao và khả năng đo đạc với dải tần số rộng. Tuy nhiên, trong các ứng dụng thực tế, các thiết bị chỉ hoạt động ở một số băng tần nhất định và kết quả đo không nhất thiết có độ chính xác quá cao. Do đó, nhu cầu giảm chi phí, kích thước và tăng tính di động của phòng đo antenna đã được quan tâm và phát triển. 

Bài báo trình bày một thiết bị hỗ trợ việc đo đồ thị bức xạ của antenna được tích hợp trên các module với tần số hoạt động là 1575 Mhz. Các vệ tinh MEO (Medium Earth Orbit) sẽ đóng vai trò như các máy phát tín hiệu, và thiết bị đề xuất sẽ đóng vai trò như máy thu tín hiệu. Hệ thống sử dụng mô hình dự đoán quỹ đạo vệ tinh SGP4 để tính toán góc phương vị và góc cao độ của vệ tinh khi bay qua vị trí đặt hệ thống. Từ đó, hệ thống điều chỉnh hướng antenna theo quỹ đạo và nhận tín hiệu từ vệ tinh.

Qua đây em xin đại diện nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trịnh Lê Huy đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho tụi em hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn nhóm nghiên cứu RFThings (TTLab) đã tạo môi trường làm việc chất lượng và chấp cánh cho những đam mê công nghệ.

Hội nghị quốc tế CAMA 2022 có tên đầy đủ 2022 IEEE International Conference on Antenna Measurements and Applications được tài trợ bởi  IEEE Antennas and Propagation Society (AP-S) nhằm cung cấp một diễn đàn liên ngành để chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các công nghệ tiên tiến nhất trong việc phát triển Antenna (ăng-ten).

Hội nghị sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến phép đo ăng-ten trong môi trường có kiểm soát và không kiểm soát, kiểm tra ăng-ten, kỹ thuật đo điện, đo tán xạ và nhiễu xạ , các phép đo ra-đa, thông tin liên lạc trên mặt đất và không gian bao gồm không dây, di động, vệ tinh và viễn thông, hệ thống đa ăng-ten, ăng-ten truyền và nhận, hệ thống điện từ, vi sóng, sóng milimet và kỹ thuật và công nghệ dưới milimet, RFID, Nghịch đảo và hình ảnh kỹ thuật, ứng dụng công nghiệp, ứng dụng y sinh và y tế, kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật đo đạc địa vật lý, an ninh…,

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/UIT.Fanpage/posts/pfbid02BtLLWk2FDNbam4CbNYpJHJbxvCrMYbrQNgKdMRo2x1S8YKGytJVQWrmkzz9zsVxEl

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin