Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

[Đội hình Truyền thông] Người Việt Nam chuẩn bị gì cho Tết?

Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng bậc nhất đối với người Việt Nam. Tết gắn liền với nền văn minh lúa nước. Chẳng ai biết Tết có từ bao giờ, người ta chỉ biết rằng Tết là dịp những người con xa xứ trở về sum vầy bên mâm cơm gia đình. Vì thế, những khâu chuẩn bị cho Tết được diễn ra vô cùng trang trọng.

- Tảo mộ diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng chạp. Bất cứ khi nào rảnh, con cháu trong gia đình có thể đến để quét dọn phần mộ tổ tiên. Tuy nhiên đối với những dòng tộc lớn, ngày Tảo mộ được cố định sẵn để thành viên trong gia đình có thể tề tựu đông đủ. Khi Tảo mộ, chúng ta cần chuẩn bị các vật dụng lau dọn như xẻng, dao, chổi, khăn lau,… và các vật phẩm cúng bái như bánh, mứt, hoa quả, nhang, đèn, vàng mã,… Đây cũng là một hoạt động thể hiện lòng hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của người Việt đối với tổ tiên, nguồn cội.

- Dọn dẹp nhà cửa trước Tết là để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của năm cũ, sắp xếp và tạo mới một không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới. Đây như một bước đệm để chào đón sự an khang, thịnh vượng.

- Mâm cúng giao thừa chỉ đơn giản với các món bánh mứt, hoa quả gọn nhẹ hay gà luộc cùng nhang đèn chứ không đòi hỏi món ăn phong phú như mâm cơm rước ông bà hay tiễn ông Táo về trời. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

- Gói bánh chưng với sự kết hợp hài hoà từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá dong tạo nên món bánh ý nghĩa, gói trọn yêu thương của người làm. Cho dù có qua bao năm nữa, dù có hội nhập với nhiều văn hoá ẩm thực khác nhau, truyền thống sum họp gói bánh chưng những ngày cận Tết vẫn sẽ giữ được ý nghĩa thiêng liêng, và vẫn sẽ là món ăn đậm đà dấu ấn phong vị ngày Tết quê nhà.

- Đưa ông táo về trời là một tục lệ cổ truyền của người Việt vào 23 tháng Chạp hàng năm kéo dài từ 0h đến 12h trưa. Mâm cỗ cúng ông Táo cũng đa dạng tuỳ theo vùng miền, được bày trí đa dạng với các lễ cúng như: vàng mã, nhang, hoa quả, trầu cau, gà luộc,… Đặc biệt nhất có thể kể đến đó là cá chép,

- Lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 để con cháu mời ông bà cùng về để đón tết, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho một năm mới suông sẻ. Tuỳ vào phong tục mỗi miền mà mâm cơm rước ông bà sẽ có chút khác biệt. Tuy nhiên, mâm cơm vẫn đảm bảo có đầy đủ những món ăn mang phong vị ngày Tết như dưa chua, thịt kho, bánh chưng, bánh tét,….

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/tuoitre.uit/posts/4347197765384030

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin