Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

GIẢI NGỐ CÙNG TRI THỨC SỐ #19 - “GPS” - HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU

Giải ngố cùng tri thức số à chuyên mục giải đáp về những thuật ngữ, kiến thức công nghệ do đội hình Tri Thức Số của Mùa Hè Xanh 2021 đảm nhiệm, với mong muốn lan tỏa kiến thức công nghệ đến với tất cả mọi người. Chuyên mục lần này sẽ mang đến cho các bạn kiến thức về GPS

GPS là viết tắt cho Global Positioning System hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh GPS đầu tiên vào năm 1978. Ban đầu thiết bị được dùng vào mục đích quân sự nhưng đến năm 1980 đã được chính thức cho phép sử dụng cho các hoạt động dân sự. Tính đến nay, tổng cộng 31 vệ tinh đang hoạt động với phạm vi phủ sóng hầu hết các nơi trên trái đất.

Để xác định được vị trí của bạn trên bản đồ, máy thu yêu cầu nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh (3 vệ tinh để xác định vị trí, vệ tinh thứ 4 được dùng để xác thực lại thông tin). Vệ tinh phát ra sóng để thiết bị nhận và tính toán khoảng cách từ thiết bị đến vệ tinh theo công thức: quãng đường = vận tốc * thời gian.

Khi một vệ tinh thứ nhất gửi tín hiệu, nó sẽ tạo ra một vòng tròn có bán kính bằng khoảng cách từ thiết bị tới vệ tinh.

Khi thêm một vệ tinh thứ hai, một vòng tròn mới sẽ được tạo ra, vị trí của thiết bị nằm ở một trong hai điểm giao nhau của hai vòng tròn.

Với sự tham gia của một vệ tinh thứ 3, vị trí của thiết bị sẽ được xác định chính xác. Nó nằm ở giao điểm của 3 vòng tròn.

Bởi lẽ đó, GPS đem lại cho chúng ta cực kì nhiều công dụng phải kể đến như:

Xác định vị trí thiết bị.

- Dùng làm công cụ tìm đường.

- Giám sát vị trí của các máy bay, tàu thuyền,...

- Thiết lập bản đồ.

- Tính toán khoảng cách giữa các địa điểm hoặc vận tốc di chuyển.

Dù GPS có độ chính xác là khá cao, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm giảm tín hiệu vệ tinh và làm ảnh hưởng tới độ chính xác của GPS. Chẳng hạn trong khu vực nhiều tòa nhà cao tầng, do sự phản xạ từ mặt kính trên các cửa sổ làm chậm tín hiệu GPS. Tương tự như những nơi nhiều cây cối rừng rậm, các trạm mạng di động,.. Cũng sẽ cản trở việc tiếp nhận tín hiệu GPS.

Thông qua số lần này, chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về công nghệ quen thuộc GPS để từ đó hiểu và sử dụng tốt hơn. GPS quả thật là một công nghệ tuyệt vời và hiện đang được tối ưu hơn với độ chính xác cực kì cao, mang lại những trải nghiệm tốt cho người dùng.

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/tuoitre.uit

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin